Chỉ quan tâm một trường hợp: if()

Chỉ có 01 lệnh cần thực hiện, lệnh có thể viết cùng một dòng với if(), không cần xuống hàng và thụt đầu dòng

score <- 98
if (score > 50) print("pass")
## [1] "pass"

Nếu bạn có nhiều hơn một lệnh cần thực hiện, các lệnh được giữa hai dấu ngoặt nhọn {}

score <- 98
if (score > 50) {
    print("pass")
    print("điểm cao quá!")
    print("ước gì mình cũng được như bạn í!")
}
## [1] "pass"
## [1] "điểm cao quá!"
## [1] "ước gì mình cũng được như bạn í!"

Nếu có nhiều trường hợp: if()..else if()..else

gpa <- 58

if (gpa >= 80) {
    print("Band A")
} else if (gpa > 65) {
    print("Band B")
} else if (gpa > 50) {
    print("Band C")
} else {
    print("Band D")
}
## [1] "Band C"

ifelse(): “dạng gọn gàng” của if()..else

Cú pháp: ifelse(test, yes, no)

answer <- "yes"
ifelse(answer == "yes", "please enter your ID", "please restart")
## [1] "please enter your ID"

Quan tâm câu trả lời rơi vào những trường hợp được xác định trước: switch()

Từ mã số dự thi suy ra trường dự thi.

Mã của các Trường, Khoa thành viên trong Đại Học Quốc Gia TPHCM

SBD = "QST"
switch(SBD,
    "QSB" = "Trường Đại Học Bách Khoa",
    "QSC" = "Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin",
    "QSK" = "Trường Đại học Kinh Tế – Luật", 
    "QSQ" = "Trường Đại Học Quốc Tế",
    "QST" = "Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên",
    "QSX" = "Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn",
    "QSY" = "Khoa Y"
)
## [1] "Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên"

Một số lưu ý nhỏ

Nên viết script

R không bắt buộc bạn phải viết code của bạn vào file, nhưng viết script tốt sẽ giúp lưu lại các công việc dễ dàng hơn.

Đối với các công việc có tính lặp lại, viết script giúp bạn tiết kiệm thời gian

Nên sử dụng ghi chú (comment)

# Đây là một commment
# R không quan tâm comment và bỏ qua khi chạy
# Comment bắt đầu bằng dấu thăng #
# Commment có thể đứng riêng một dòng
# hoặc đứng bên phải code như ví dụ bên dưới

print("hãy nhìn sang bên phải, có một cái comment -->") # đây là cái comment
## [1] "hãy nhìn sang bên phải, có một cái comment -->"

Có một phong cách viết thống nhất

Thụt đầu dòng

R không bắt buộc thụt đầu dòng. Nhưng để dễ dàng xác định được từng khối code, thụt đầu dòng và comment được khuyến khích sử dụng.

Thường dùng phím tab để thụt đầu dòng. Trong mặc định của RStudio, một tab bằng hai khoảng trắng. Bạn có thể thay đổi số lượng khoảng trắng tuỳ thích. Nhiều người chọn một tab bằng bốn khoảng trắng để thụt đầu dòng được rõ ràng.

RStudio cũng hỗ trợ thụt đầu dòng tự động.