Biến là nơi lưu giá trị tạm thời trong lúc thực hiện phân tích với R
Gán cho một biến có tên là x
giá trị 21
Cách 1: dùng hàm assign()
> assign("x", 21)
> print(x)
[1] 21
Cách 2: dùng dấu <-
> x <- 21
> print(x)
[1] 21
(Nếu bạn sử dụng RStudio, để gõ dấu gán <-
bạn chỉ cần bấm option
+ -
(Mac) hoặc Atl
+ -
(Win). Khi đó RStudio cũng sẽ tự động thêm hai dấu cách trước và sau dấu gán cho bạn.)
Cách 3: dùng dấu =
> x = 21
> print(x)
[1] 21
Cách 4: dùng dấu ->
(cách này ít dùng)
> 21 -> x
> print(x)
[1] 21
Dùng lệnh ls()
> ls()
[1] "x"
rm()
> a <- 4
> b <-5
> c <- 6
> ls()
[1] "a" "b" "c" "x"
> rm(a)
> ls()
[1] "b" "c" "x"
.
_
Dùng các ký tự ngoài 4 loại được kể ở trên
> meongao@ <- 21
Error: <text>:1:11: unexpected assignment
1: meongao@ <-
^
Bắt đầu tên biến bằng số
> 2meongao <- 21
Error: <text>:1:2: unexpected symbol
1: 2meongao
^
Bắt đầu với bộ đôi dấu chấm và số
> .2meongao <- 21
Error: <text>:1:3: unexpected symbol
1: .2meongao
^
Bắt đầu với dấu underscore
> _meongao <- 21
Error: <text>:1:1: unexpected input
1: _
^
Dùng các keyword của R và các gói (packages) để đặt tên biến.
Tên biến nên dễ hiểu và gợi nhớ cho con người. Hai biến sdfsdfgdsfdaf
và sdfsbfgdsfdaf
không có vấn đề gì với R, nhưng chắc ít ai nhìn ra sự khác nhau giữa 2 biến trong 5 giây và đoán được nó có ý nghĩa gì!
Nên có một quy tắc thống nhất để đặt tên biến trong cả file script.
Có nhiều cách đặt tên biến có nhiều từ, chọn một cách bạn thích
ho_va_ten
ho.va.ten
hoVaTen
Sử dụng cách phổ biến trong cộng đồng để dễ dàng nhận được giúp đỡ khi có thắc mắc.