Giới thiệu

Báo cáo này trình bày những kết quả về chất lượng nhân lực tại 9Pay thông qua phương pháp 360-degree feedback từ survey data. Đây là một phương pháp đánh giá hiệu suất mà trong đó nhân viên nhận được phản hồi từ nhiều nguồn khác nhau: cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới, và thậm chí là chính bản thân họ. Vai trò của phương pháp này không chỉ giới hạn trong việc đánh giá năng lực mà còn giúp nhân viên nhận thức rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Điểm mạnh của của phương pháp đánh giá 360-degree feedback là tạo ra một góc nhìn toàn diện về hiệu suất của nhân viên. Không giống như các phương pháp đánh giá truyền thống, vốn chỉ dựa vào ý kiến của cấp trên, phương pháp này cung cấp cái nhìn đa chiều, giúp nhân viên có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về bản thân. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc phát triển kỹ năng mềm, như giao tiếp, lãnh đạo, và làm việc nhóm.

Những insights thu được 360-degree feedback thường được sử dụng trong quá trình phát triển nghề nghiệp và đào tạo lãnh đạo. Khi nhận được phản hồi từ nhiều nguồn, nhân viên có thể xác định rõ hơn những lĩnh vực cần cải thiện, từ đó đề ra kế hoạch phát triển cá nhân phù hợp. Ngoài ra, trong bối cảnh quản lý hiệu suất, 360-degree feedback giúp tăng cường sự minh bạch và công bằng, khi mọi người đều có cơ hội đóng góp vào quá trình đánh giá. Đối với đội ngũ quản trị nhân sự và BOD, những insights thu được là căn cứ để: (1) biết được nhóm kĩ năng nào là cần cải thiện nhất, (2) bộ phận hoặc phòng ban nào là cần cải thiện nhất. Từ đó đề ra chiến lược đào tạo và bồi dưỡng nhân lực nhằm phù hợp với các mục tiêu phát triển của công ti.

Tổng quan

Tỉ lệ không đáp ứng cho toàn bộ nhân viên được khảo sát là xấp xỉ 26% (Figure 1).

Table 1 cho thấy “Kế hoặc - Chiến lược”, “Truyền thông” và “Nghiên cứu phát triển” là những kĩ năng có mức độ không đạt yêu cầu cao nhất.

Table 1: Tỉ lệ không đạt yêu cầu sắp xếp theo mức độ giảm dần của Loại năng lực
Loainangluc Rate Không đạt yêu cầu Vươt yêu cầu Đạt yêu cầu
Kế hoạch - Chiến lược 50.0% 10 7 3
Truyền thông 50.0% 2 2 0
Nghiên cứu phát triển 43.8% 7 7 2
Kiểm soát nội bộ 37.5% 6 9 1
Quản lý 29.0% 65 122 37
Bổ Trợ 26.7% 48 100 32
Agile 25.0% 1 1 2
Chất lượng 25.0% 4 10 2
Kiến thức 25.0% 5 11 4
Kế toán 25.0% 3 9 0
Marketing 25.0% 3 9 0
Nhân sự 25.0% 3 9 0
Cốt lõi 20.4% 49 140 51
CNTT 18.8% 3 12 1
Kinh doanh 7.1% 2 21 5
Quản lý dự án 0.0% 0 4 0
Table 2: Tỉ lệ không đạt yêu cầu sắp xếp theo mức độ giảm dần của Tên năng lực
Tennangluc Rate Không đạt yêu cầu Vươt yêu cầu Đạt yêu cầu
Quản trị chiến lược 75.0% 3 0 1
Lập và giám sát thực hiện kế hoạch nghiệp vụ 57.1% 4 2 1
Hiểu biết công nghệ tài chính Fintech- Techlab 50.0% 2 0 2
Nghiên cứu phát triển sản phẩm (tìm kiếm mới và cải tiến) 50.0% 2 1 1
Quan hệ công chúng (PR) & Truyền thông 50.0% 2 2 0
Quản lý và thực hành thuế 50.0% 2 2 0
Thích ứng sự thay đổi 50.0% 2 1 1
Lãnh đạo 41.7% 5 5 2
Nghiên cứu phát triển công nghệ 41.7% 5 6 1
Quản trị rủi ro 37.5% 6 9 1
Thuyết trình 37.5% 6 8 2
Tạo động lực cho nhân viên 37.5% 6 9 1
Giao tiếp và đàm phán 34.4% 11 18 3
Thống kê và phân tích dữ liệu 33.3% 3 5 1
Phát triển nhân viên 31.2% 5 11 0
Lập kế hoạch 30.0% 18 33 9
Giải quyết vấn đề và ra quyết định 28.6% 16 30 10
Tổ chức, quản lý nguồn lực 26.7% 16 32 12
Giám sát thực hiện công việc 25.0% 15 32 13
Kiến thức về luồng thanh toán, nạp tiền, vận hành sản phẩm game 25.0% 2 5 1
Kiểm thử ứng dụng/games (bao gồm cả automation) 25.0% 1 2 1
Nghiên cứu thị trường 25.0% 3 9 0
Ngoại ngữ (Anh/Trung) 25.0% 2 6 0
Phân tích nền tảng và giải pháp kỹ thuật 25.0% 2 5 1
Quản lý công việc 25.0% 1 1 2
Quản lý hệ thống lương, thưởng và phúc lợi 25.0% 1 3 0
Sáng tạo 25.0% 15 33 12
Thiết kế và phát triển tổ chức 25.0% 1 3 0
Thực hành agile (Nguyên lý, framework, hướng dẫn, đồng hành) 25.0% 1 1 2
Xây dựng kịch bản kiểm thử ứng dụng/games (test scenarios) 25.0% 1 2 1
Xây dựng và phát triển mối quan hệ 25.0% 1 3 0
Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp 25.0% 1 3 0
Xây dựng và quản lý quy trình hoạt động 25.0% 2 6 0
Xây dựng và triển khai hệ thống kế toán 25.0% 1 3 0
Đồng đội 25.0% 15 33 12
Tổng hợp phân tích 18.8% 6 18 8
Máu lửa 18.3% 11 38 11
Quản lý theo quá trình 16.7% 2 6 4
Chính trực 13.3% 8 36 16
Kiến thức về thanh toán thẻ, quy định của tổ chức thẻ, dịch vụ thanh toán điện tử VN 12.5% 1 6 1
Lập trình ứng dụng 12.5% 1 7 0
Tư duy hệ thống 12.5% 1 6 1
Tư vấn và hỗ trợ khách hàng 10.0% 2 16 2
Hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ 0.0% 0 1 3
Kế toán quản trị 0.0% 0 4 0
Quản lý bán hàng 0.0% 0 4 0
Điều phối và quản lý dự án 0.0% 0 4 0
Định hướng khách hàng 0.0% 0 3 1

Table 3 chỉ ra tỉ lệ không đặt yêu cầu về kĩ năng theo các phòng ban.

Table 3: Tỉ lệ không đạt yêu cầu theo phòng ban sắp xếp theo mức độ giảm dần
department Rate Không đạt yêu cầu Vươt yêu cầu Đạt yêu cầu
BOD 62.5% 40 8 16
Agile 53.8% 28 4 20
Research and Development 32.7% 17 27 8
9S 28.8% 15 23 14
Accounting 28.3% 17 43 0
Marketing 28.1% 18 38 8
HR 23.1% 12 37 3
QC 23.1% 12 19 21
Risk Management 23.1% 12 40 0
Business Development 18.8% 12 52 0
Customer Service & Operation 17.3% 9 35 8
Business Development/ Oversea BD 11.5% 6 43 3
Payment Gateway 8.7% 9 71 24
Digital Wallet 7.7% 4 33 15

Đánh giá nhân viên

Dưới đây là kết quả đánh giá cho nhân viên (một ví dụ mẫu).

References

Church, A. H., Bracken, D. W., Fleenor, J. W., & Rose, D. S. (Eds.). (2019). Handbook of strategic 360 feedback. Oxford University Press.

Church, A. H., Dawson, L. M., Barden, K. L., Fleck, C. R., Rotolo, C. T., & Tuller, M. (2018). Enhancing 360-degree feedback for individual assessment and organization development: Methods and lessons from the field. In Research in organizational change and development (Vol. 26, pp. 47-97). Emerald Publishing Limited.

Fleenor, J. W., & Prince, J. M. (1997). Using 360-degree feedback in organizations. Center for Creative Leadership, Greensboro, North Carolina.